Nhà nước kiến tạo phát triển

Nhà nước kiến tạo phát triển, hoặc chính phủ kiến tạo (theo cách hiểu của Việt Nam[1]), là một thuật ngữ được dùng bởi ngành kinh tế chính trị quốc tế để đề cập về một mô hình xây dựng kinh tế vĩ mô ở Đông Á vào thế kỷ 20. Mô hình tư bản này (thỉnh thoảng được đề cập tới như là chủ nghĩa phát triển tư bản), nhà nước mang tính chủ động hơn, nói cách khác là tự trị và mang nhiều quyền lực chính trị hơn, cũng như có quyền hơn trong điều tiết kinh tế. Nhà nước kiến tạo có sự can thiệp rất mạnh trong việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và quy hoạch. Thuật ngữ sau đó được dùng để mô tả các quốc gia ngoài khu vực Đông Á đã đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà nước kiến tạo. Botswana, là một ví dụ, đã chứng tỏ được khả năng kinh tế của mình từ đầu những năm 1970.[2] Nhà nước kiến tạo ngược lại với nhà nước trấn lột hoặc nhà nước yếu.[3] Nhà nước kiến tạo phát triển là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nó được áp dụng lần đầu tiên ở Đông Á trong thời chiến tranh lạnh như là một mô hình chủ nghĩa tư bản trong đó nhà nước đóng vai trò lớn trong việc định hướng và hỗ trợ nền kinh tế. Mô hình này chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong đó nhà nước là kiến trúc sư của quá trình phát triển kinh tế bằng việc hoạch định những kế hoạch và chiến lược kinh tế nhưng nó khác Liên Xô ở chỗ khu vực tư nhân là nguồn lực chính tạo ra tăng trưởng kinh tế còn nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ trợ cho nền kinh tế.Người đầu tiên đã nghiêm túc đưa ra khái niệm này là Chalmers Johnson.[4] Johnson định nghĩa nhà nước kiến tạo là một nhà nước tập trung chủ yếu vào việc phát triển kinh tế và việc đưa ra yếu tố chính trị cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Ông bàn luận rằng kinh tế của Nhật Bản phát triển bị ảnh hưởng rất lớn bởi vì sự can thiệp sâu sắc của các viên chức, đặc biệt là những người trong Bộ Công Thương (MITI). Ông có viết trong cuốn sách của ông MITI và câu chuyện thần kỳ của Nhật Bản là:Một nhà nước đã chậm trễ để công nghiệp hóa, nên nhà nước đã tự để nó công nghiệp hóa, đó là thế, nó đã đạt được khả năng kiến tạo. Hai thứ này thay đổi định hướng của chúng tới hoạt động kinh tế tư nhân, định hướng điều tiết và định hướng kiến tạo phát triển, rồi tạo ra hai loại quan hệ khác nhau giữa doanh nghiệp và nhà nước. Hoa Kỳ là một ví dụ nhà nước điển hình mà trong đó việc điều tiết đứng đầu trên hết, trong khi Nhật Bản là một ví dụ nhà nước điển hình khác khi định hướng kiến tạo phát triển dẫn đầu các định hướng còn lại.Nhà nước kiến tạo phát triển là bộ máy phục vụ phát triển thay vì bộ máy thống trị. Nhà nước có chức năng chủ yếu là xây dựng chiến lược phát triển hay là quy hoạch phát triển theo một chiến lược nhất định; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần, khu vực kinh tế phát huy mọi tiềm năng; giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống; dự báo, quy hoạch, cung cấp thông tin và bảo đảm cân đối vĩ mô. Nhà nước có khả năng hoạch định chính sách, điều hòa, cân đối những yêu cầu khác nhau về nguồn lực; tập trung và khai thác các nguồn lực cho các ưu tiên phát triển xã hội có hiệu quả; lựa chọn, ưu tiên các nguồn lực cho những ngành, lĩnh vực phát triển quan trọng nhất có tầm quan trọng chiến lược trong từng giai đoạn. Nhà nước dự báo, cảnh báo, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật để phòng ngừa những phức tạp, tiêu cực có thể nảy sinh. Nhà nước hoạt động theo tinh thần chuyển từ chi tiêu ngân sách sang làm tăng thu ngân sách, tách việc ra các quyết định chính sách khỏi việc cung ứng các dịch vụ cụ thể.[5]Nhà nước điều tiết quản lý nền kinh tế chủ yếu qua các cơ quan điều tiết có thẩm quyền để bảo vệ công chúng trước sự thất bại trong việc quản lý thị trường bao gồm giá độc quyền, và một số sự lạm dụng khác ở thị trường, bằng cách cung cấp hàng hóa chung (như là quyền tự vệ hoặc là giáo dục ý thức), nếu không thì sẽ không được đưa ra thị trường. Ngược lại, nhà nước kiến tạo phát triển được can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế bằng mọi cách để thúc đẩy sự tăng trưởng của công nghiệp hóa và giảm thiểu sự chuyển chỗ gây ra bởi sự thay đổi trong vốn đầu tư và lợi nhuận từ các ngành công nghiệp mới và cũ. Nói cách khác, nhà nước kiến tạo phát triển có thể theo đuổi chính sách công nghiệp, trong khi nhà nước điều tiết thì không.Chính phủ trong nhà nước kiến tạo phát triển chủ động trong việc đầu tư và huy động vốn vào các lĩnh vực công nghiệp tiềm năng mà có hiệu ứng lan tỏa mạnh đối với xã hội. Sự hợp tác giữa nhà nước và các nhà đầu tư công nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ vững nền kinh tế vĩ mô. Theo Getting the Price Wrong của Alice Amsden, sự can thiệp của nhà nước trong hệ thống thị trường như là sự giúp đỡ của tiền trợ cấp chính phủ để nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của công ty, điều tiết tỷ giá hối đoái, điều chỉnh mức tiền công và sự lôi kéo lạm phát để giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp làm tăng trưởng mạnh, thường được thấy nhiều nhất trong các nước công nghiệp hóa chậm và những nước phát triển sớm.[6]Để thực hiện các chức năng kiến tạo phát triển, nhà nước phải có bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có tính hợp pháp cao, được pháp luật cho phép và có sự đồng thuận, ủng hộ xã hội rộng rãi; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo những tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ ngày càng hoàn thiện. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ. Nhà nước còn phải có những nhà lãnh đạo và đội ngũ hoạch định chiến lược giỏi, tận tâm; có quyết tâm chính trị cao nhất đối với sự phát triển của đất nước, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân và trao cho họ những quyền quyết định tương đối. Bộ máy lãnh đạo có quyền độc lập tương đối trong việc theo đuổi các lợi ích quốc gia, hòa cùng các mối quan hệ xã hội và có mối liên hệ mật thiết với xã hội, có khả năng và dũng khí vượt qua những lợi ích cục bộ.[5] Trong trường hợp của Nhật Bản, quyền sở hữu doanh nghiệp rất ít, nhưng lĩnh vực tư nhân được chỉ rất dẫn khắt khe và bị giới hạn bởi những người cơ quan chính phủ có quyền lực. Những người này không được bầu cử chính thức và do đó sự ảnh hưởng của các tập đoàn và các nhóm lợi ích tới họ ít hơn trong quá trình xung đột. Sự xung đột trong vấn đề này là Bộ chính phủ có thể tự do quy hoạch kinh tế và có tầm nhìn lâu dài mà không có tập đoàn hay cá nhân nào trong ngắn hạn có thể phá vỡ được chính sách kinh tế của Bộ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà nước kiến tạo phát triển http://www.odi.org.uk/resources/details.asp?id=566... http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Noi-ham-nha-nuoc-k... http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/mo-hinh-nha-nu... http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-ba... http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao... http://tcnn.vn/news/detail/38326/Nha_nuoc_kien_tao... http://tcnn.vn/news/detail/43299/Xay-dung-nha-nuoc... https://archive.org/details/developmentalsta00unse https://archive.org/details/mitijapanesemira00chal https://web.archive.org/web/20080917001448/http://...